Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo trong thời gian gần đây, thờ cúng tượng Phật, đặc biệt là tượng Phật bà Quan âm Bồ tát tại gia đang dần trở nên phổ biến và mang nhiều ý nghĩa đối với gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Tượng Phật Quan Âm và nắm bắt được ý nghĩa, phương thức thờ cúng cũng như hướng đặt tượng Quan Âm Bồ Tát tại gia sao cho đúng cách và tránh sai sót.

Truyền thuyết về Quan thế âm Bồ tát

Có bốn vị Đại Bồ Tát được phong trong Phật giáo đại thừa. Và Quan thế âm Bồ tát là một trong bốn vị Đại Bồ Tát có đức hạnh và năng lực đứng thứ hai, chỉ sau Đức Phật Thích Ca.

Trong truyền thuyết Đạo Phật, Quan thế âm Bồ tát là vị đức Phật bậc Đại Bồ Tát, có năng lực phổ độ chúng sinh thoát khỏi cảnh lầm thang, khổ đau. Với hình tượng mang một bàn tay hiền từ, luôn lắng nghe tiếng lòng của loài người, và xoa dịu nỗi đau của nhân thế. Quan âm bồ tát như một chỗ dựa tinh thần mà nhiều phật tử lựa chọn để được hoá giải mọi khổ nghiệp mà bản thân đã làm.

Trong tiếng Phạn, Quan thế âm được đọc là Avalokitévara, có ý nghĩa luôn lắng nghe những tiếng lòng khổ đau, chở che và cứu độ chúng sinh. Quan thế âm Bồ tát luôn hiện diện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống để cứu giúp tất cả chúng sinh. Khi nhận được lời cầu cứu, Bồ tát luôn xuất hiện một cách tự tại, hiên ngang. Đó là lí do, Quan thế âm Bồ tát còn được biết đến với cái tên là Quán Tự Tại hay Quán Thế Tự Tại. Ngoài ra, Bodhisattva cũng là một trong những ý nghĩa khác trong tiếng Phạn mà dịch ra là Bồ đề Tát Đỏa mang ý nghĩa là thức tỉnh hay giác ngộ. Quan thế âm sẽ là vị Phật thức tỉnh những chúng sinh đang trong cơn ngủ mê, chưa tìm thấy con đường đi đúng đắn. Quan thế âm mang ý nghĩa lắng nghe được mọi âm thanh của chúng sinh trong vũ trụ. Bất cứ khi nào có ai xưng niệm danh Ngài đều được Ngài tới cứu giúp.

Trong Đạo Phật, có rất nhiều điển tích về xuất thân của Quan thế âm Bồ Tát. Tuy nhiên, tất cả đều truyền lại rằng, Quan thế âm có xuất thân mang dòng dõi Hoàng tộc cao quý, là con vua và khi chứng kiến sự lầm than, khổ cực của nhân gian, Ngài quyết tâm đi theo Phật giáo, tìm ra con đường tu hành thành Phật để phổ độ chúng sinh. Và sau khi tu thành chánh quả, trở thành Bồ Tát, Ngài mang năng lực của mình, ban phước lành đến chúng sinh cần cứu giúp.

Ý nghĩa tượng Phật bà Quan âm

Hình ảnh Phật Bà Quan Âm (Quan Thế Âm Bồ Tát) được biết đến là vị Bồ tát mang tấm lòng từ bi, bác ái, luôn hướng đến cái thiện, cứu khổ cứu nạn. Phật Bà Quan Âm luôn luôn hiện diện mọi nơi trong cuộc sống để quan sát, lắng nghe những lời cầu nguyện của con dân để có thể phổ độ chúng sinh, mang lại những điều may mắn, tốt đẹp đến nhân gian và cứu chúng sinh thoát khỏi những khổ đau, bất hạnh.

Tượng Phật Quan Âm từ lâu vốn đã được mọi người có niềm tin trong phong thủy mang đến sự bình an, thanh tịnh tâm hồn cho gia chủ. Theo quan niệm phong thủy, tượng Phật bà Quan âm Bồ Tát  là hình ảnh tượng trưng cho điềm lành, mang một tấm lòng hướng thiện, bao dung. Tượng Quan âm bồ tát được nhiều người tin rằng có thể giúp giải trừ hung khí, mang tới bình an cho chủ nhân.

Tượng Phật Quan âm Bồ tát với nét mặt nhân từ, hiền hậu

Theo các chuyên gia phong thuỷ, tượng Phật bà Quan âm bồ tát đứng trong quan niệm dân gian sẽ đem lại sự bình an và ban phước cho các thành viên trong gia đình Vì vậy mà thời gian gần đây nhiều người đã đặt niềm tin vào việc thờ tượng và thỉnh tượng về để trưng bày trong gia đình với mong muốn sẽ có một cuộc sống nhiều an lành và luôn gặp may mắn.

Thế nào là tượng Phật bà Quan âm đẹp?

Một tượng Phật bà Quan âm đẹp là tượng thể hiện được các đường nét trên dung mạo từ bi, nhân từ của Phật bà. Giúp cho những ai nhìn vào có thể cảm nhận được nguồn năng lượng hướng thiện, bác ai toát ra từ dung mạo của Ngài.

Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát phải có tướng mạo, sắc thái đặc trưng, bởi vậy các đường nét trên khuôn mặt Đức Phật phải được khắc họa một cách vô cùng chỉn chu, mềm mại và chân thật. Muốn đạt được điều đó, ngoài tay nghề của thợ làm tượng, kích thước cũng như chất liệu của tượng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Tượng Phật bằng đá thạch anh

Tượng Phật bà Quan âm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đá tự nhiên, đá nhân tạo, gỗ, đồng, composite…Mỗi chất liệu đều mang đến sự khác biệt và tạo nên nét đẹp riêng cho tượng. Tuy nhiên, ngày nay các chất liệu như đá tự nhiên và composite được đánh giá cao và dùng để chế tác nhiều nhất bởi tính thẩm mỹ, đa dạng màu sắc cũng như dễ dàng giúp toát lên các đường nét trên dung mạo của Phật bà Quan âm.

Tượng Phật bà Quan âm có nhiều kích thước khác nhau và được dùng trong nhiều không gian thờ cúng khác nhau. Những tượng với kích thước lớn thường được dùng tại các khu vực thờ cúng rộng rãi như đình chùa, miếu, Còn với việc thờ tượng tại gia thì những bức tượng Phật Quan Âm Bồ Tát nhỏ đẹp với đường nét rõ ràng, chi tiết vẫn đảm bảo tính trang trọng và màu sắc tâm linh cho bức tượng Phật.

Cách thỉnh tượng Phật bà Quan âm

Trước khi thỉnh Phật tượng Phật Bà về, chúng ta nên chuẩn bị nơi đặt tượng và bài trí lư hương, chén nước, đồ cúng và bình hoa sao cho thật trang nghiêm.

Khi thỉnh tượng Phật bà Quan âm cần thỉnh tượng vào những ngày vía Quan âm như Ngày sinh của Quan thế âm Bồ tát (12/02 âm lịch), ngày Phật bà Quan âm xuất gia (19/06 âm lịch) hay ngày 19/9 âm lịch là ngày Quan âm Bồ tát thành phật. Khi thỉnh tượng Phật bà Quan âm về cần dùng một tấm vải trùm kín tượng và di chuyển từ nơi thỉnh tượng về thẳng nhà hoặc mang vào chùa gửi tượng nhờ các sư tụng kinh, làm phép sau đó thỉnh tượng về nhà.

Lưu ý khi thờ cúng tượng Phật bà Quan âm

Cũng giống như thờ nhà chùa, thì cách thờ Phật Quan Âm Bồ Tát tại nhà quan trọng nhất vẫn là cái Tâm và sự kính trọng của gia chủ đối với Ngài. Đối với mỗi tượng phật sẽ có một cách thờ cúng riêng biệt, bởi vậy khi thỉnh tượng Phật bà Quan âm về nhà, chúng ta cần chú ý tìm hiểu kỹ các bước, thủ tục bài trí và cách thờ cúng cẩn thận để tránh những sai sót không mong muốn.

Đầu tiên là chuẩn bị vị trí đặt tượng. Trong phong thủy, vị trí đặt tượng Phật Quan âm đặc biệt quan trọng vì và ảnh hưởng rất lớn đến đến sự may mắn, bình an và vận khí tài lộc của gia chủ. Bởi vậy, tượng Phật bà Quan âm cần được đặt tại vị trí cao ráo, thoáng đãng, giữa nhà. Kệ thờ tượng Phật bà Quan âm phải là nơi sạch sẽ, thanh tịnh và trang nghiêm. Nếu gia chủ đặt tượng trong nhà cao tầng thì nên đặt ở tượng ở tầng cao nhất, còn nếu không gian vừa phải thì có thể đặt kệ thờ Phật bà Quan Âm trong cùng không gian với gia tiên và cao hơn ít nhất 1 bậc. Khi sắp xếp, kệ thờ Phật Quan Âm cần chú ý bảo đảm có chỗ dựa phía sau, không được để trống hoặc lung lay vì có thể khiến tượng Phật bà Quan âm bị dễ đổ vỡ.

Tượng Phật Mẹ Quan Âm phải có hướng tránh quay vào hướng nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ hay bàn ăn. Bởi những hướng này theo phong thuỷ được đánh giá là những nơi không được thanh tịnh. Ngoài ra cũng tránh đặt tượng Phật bà Quan âm quay ra hướng ánh sáng. Hướng tốt nhất được khuyên để đặt tượng tại gia là quay về hướng Đông và hướng ra cổng chính.

Vẫn còn nhiều người chưa biết và thường sắp xếp các tượng Phật đứng cạnh các tượng thần khác như Quan đế, Thổ địa trong cùng không gian thờ cúng. Tuy nhiên đây là điều không đúng và thường không mang lại may mắn cho gia chủ.

Phật bà Quan âm là vị Phật đại diện cho sự thanh khiết, thanh tịnh. Bởi vậy khi thờ cúng, cần cúng đồ chay, tuyệt đối không cúng đồ mặn. Đồ cúng dâng lên Ngài không quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản như hoa tươi và hoa quả. Hoa có thể tham khảo các loại hoa mang hương sắc nhẹ nhàng, đại diện cho sự tinh khiết như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, và lưu ý không dùng những loại hoa dại, hoa tạp để dâng lên Ngài. Trái cây nên cúng tươi sạch, tránh để tình trạng hoa quả thối rồi mới thay. Cần thường xuyên lau chùi bàn thờ cũng như thu dọn tàn nhan để không gian thờ cúng tượng Phật bà Quan âm luôn sạch sẽ và thanh tịnh.

Khi thờ phụng tượng Phật bà Quan âm cần sự thành kính tuyệt đối. Khi dâng nhang đèn, dâng lễ vào các ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía Bồ Tát là việc làm cần thiết. Tránh để bàn thờ tượng lạnh lẽo, không khói hương và trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương khi thờ Phật Quan âm và thờ Gia tiên.

Những điều kiêng kỵ khi thờ tượng Phật bà Quan âm

Việc thờ tượng Phật bà Quan âm đồng nghĩa với việc gia chủ từ bỏ làm điều xấu, một lòng hướng thiện, nuôi dưỡng lòng từ bi. Bởi vậy, khi thờ kính Phật hay thờ bằng chính cái tâm của mình, hãy chân thành, cần phải nghiêm túc chấp hành những nghi lễ cần thiết, và tránh những điều kiêng kỵ trong thờ cúng.

Tuyệt đối, gia chủ không được ném hay vứt tượng Phật bà Quan âm đã cũ hoặc vờ. Đây là điều cấm kỵ và mạo phạm đến Ngài. Nếu tượng Phật bà Quan âm đã quá cũ, gia chủ muốn thay tượng mới thì hãy mang tượng cũ lên chùa, miếu và sau đó mới thỉnh tượng mới về để thờ.

Nếu tượng Phật bà Quan âm bị vỡ, tuyệt đối không được vứt, ném hoặc dùng chổi để quét đi. Hãy thành tâm dùng tay lượm từng mảnh vỡ, gói bằng giấy vàng. Vào ngày mùng 1 hoặc 15 đem đốt dưới ánh nắng để tiễn tượng Phật quy vị. Còn khi tượng Phật chỉ vỡ phần tay hoặc nứt nhẹ thì gia chủ phải dán tượng lại bằng giấy đỏ trước khi đốt.

Phật Bà Quan âm nói riêng hay các vị Phật khác nói chung đều chú trọng hướng đến cái thiện, sự thanh tịnh và sạch sẽ. Bởi vậy, khi thờ Phật Bà nhất định phải kiêng ăn thịt trâu, thịt chó. Bởi đây là những loài động vật gần gũi với con người, được xem như bạn của loài người.

Ai được thờ tượng Phật bà Quan âm?

Thờ Phật Quan âm Bồ tát tại gia đang là cách để thể hiện sự tôn kính của gia chủ với đức Phật cũng là cách cầu mong sẽ nhận được sự phù hộ độ trì từ Quan thế âm Bồ tát để mọi thành viên trong gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, an lạc, vui vẻ. Tuy nhiên, có phải ai cũng được thờ tượng Phật bà Quan âm tại nhà hay không là một trong những thắc mắc mà nhiều người cần được giải đáp.

Trong quan niệm của Phật giáo thì “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng”. Bởi vậy, việc tu tâm, tu đạo hay thờ tượng Phật trong gia đình là việc bình đẳng không kể tuổi tác, giới tính, sang hèn hay thiện ác. Việc thờ tượng Phật bà Quan âm giúp chúng ta được giác ngộ, đoạn trừ cái ác, cái xấu. Bởi vậy, khi giác ngộ được và thành tâm thì thờ tượng ngay từ khi còn trẻ là điều cần thiết và mang lại cho gia chủ nhiều phước lành.

Bởi vậy, bất kể lứa tuổi nào gia chủ cũng đều có thể thờ tượng Phật bà Quan âm, quan trọng là Phật tại tâm. Ngay cả người đã từng làm điều xấu, khi biết quay đầu và thành tâm sám hối đều có thể thờ tượng Ngài để tránh khỏi nhiều tai ương, tăng trưởng căn lành, đoạn dần cái xấu. Mang đến cho bản thân sự thanh tịnh, điềm lành, sự hạnh phúc cho bản thân và những người yêu thương.

Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của điềm lành, của lòng từ bi bác ái, nhân từ và độ lượng. Bởi vậy đây là tượng Phật được nhiều người thờ tại gia với mong ước may mắn, bình an. Ngoài ra, việc thờ Phật bà Quan âm còn được xem như một nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân tộc Việt Nam bao đời. Tượng Phật bà Quan âm cũng mang đến cho ngôi nhà của bạn một không gian xinh đẹp, an yên và thanh bình.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chat Zalo
Gọi điện ngay