Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là ai có thật hay không?
Phật bà Quan âm Bồ tát được biết đến là một vị Phật mang nhiều quyền năng và đức hạnh. Nhưng Phật Bà Quan Thế âm Bồ tát là ai và có thật hay không là điều mà nhiều người còn băn khoăn và cần giải đáp.
-
Phật bà Quan thế âm Bồ Tát là ai và có thật hay không?
1.1 Phật bà Quan thế âm Bồ Tát là ai?
Quan thế âm trong tiếng Phạn là Avalokitesvara mang ý nghĩa là người có thể nghe thấy và thấu hiểu mọi âm sắc trong nhân gian một cách tự tại và cứu dộ cho chúng sinh.Vì có thể chứng được mọi bản thể của âm thanh trong nhân gian nên Ngài được xưng danh là Quan thế âm.
Theo kinh sách Phật giáo để lại, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát mang trong mình 5 thứ quán đó là chân quán, thanh tịnh quán, từ quán, bi quán và quảng đại trí huệ quán.
Có rất nhiều kinh điển khác nhau về công đức tu hành và cuộc đời của Quan thế âm Bồ tát. Phật bà Quan thế âm Bồ tát là vị Bồ tát có thần lực đứng thứ hai, chỉ sau Phật a di đà và được tôn kính thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Phật bà Quan thế âm mang hình ảnh đại diện cho lòng từ bi, đức độ và nhân từ.
Phật bà Quan thế âm Bồ tát là vị Quan âm luôn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi khi có bất cứ ai niệm danh mà mong cầu cứu giúp. Ngài luôn xuất hiện và cứu giúp chúng sinh vượt qua mọi tai ách, khổ đau, chỉ cần họ thành tâm hướng thiện.
Quan thế âm Bồ tát với hình ảnh như một người mẹ hiền, vực những ai đang ngủ say trong cơn mộng mị, u mê nhanh chóng tỉnh giấc. Giác ngộ được ánh sáng của Phật giáo, đi theo con đường đúng đắn, thiện lương.
1.2 Truyền thuyết về Phật bà Quan âm
1.2.1 Truyền thuyết Diệu Thiền
Có rất nhiều giai thoại và kinh điển về truyền thuyết của Phật bà Quan âm Bồ tát. Có kinh điển cho rằng, Phật Quan âm Bồ tát có xuất thân quý tộc danh giá, là con gái của một nhà Vua và có tên Diệu Thiền. Mặc dù khi lớn lên bị Vua cha một mực cản ngăn nhưng Ngài vẫn quyết tâm tu hành. Bởi vì nhìn thấy chúng sinh gặp nhiều khổ ải, lầm thang. Ngài một lòng hướng theo đạo Phật với mong ước có được quyền năng để phộ độ chúng sinh.
Vì con gái không nghe lời nên vua cha tức giận cho giết công chúa, Ngài phải ở địa ngụ. Tuy nhiên, công chúa lại biến nơi giam cầm mình thành Tịnh độ và cứu giúp người hoạn nạn. Sau khi được Diêm vương thả ra, công chúa tái sinh thành người cứu độ cho ngư dân trên một ngọn núi ở biển Đông. Khi vua cha không may bị bệnh nặng, công chúa đã lấy từng mảnh thịt trên người mình đắp vào vết thương nhằm giúp Vua cha khỏi bệnh. Để nhớ ơn con gái, Vua cha sau khi khỏi bệnh đã cho tạc tượng công chúa cho người đời sau thờ phụng.
1.2.2 Truyền thuyết Thị Kính
Ngoài ra, tại Việt Nam, dân gian lại truyền miệng sự tích về Phật Quan âm là Quan âm Thị Kính. Trải qua 9 kiếp tu hành và khi đến kiếp tu hành thứ 10, Ngài đầu thai vào làm con gái của một gia đình nhà họ Mãng. Với tài sắc vẹn toàn cùng tấm lòng hiếu thảo, Ngài đã được cha mẹ gả vào làm dâu của một gia đình nhà họ Sùng, và chồng nàng là Thiện Sĩ. Sống tại nhà chồng, Thị Kính luôn trọn vẹn đạo làm vợ và làm dâu. Chỉ vì bị nghi oan khi dùng dao cắt sợi râu mọc ngược trên cằm Thiện sĩ khi chàng ngủ, mà Thị Kính bị nhà họ Sùng đổ oan muốn sát hại chồng và đuổi về nhà mẹ đẻ. Không chịu nỗi nhục oan, Thị Kính cải trang thành đấng nam nhi, lên chùa tu hành với pháp danh là Kính Tâm.
Vì cải trang là nam nhi, nên Thị kính được nhiều người nữ nhân mến mộ, trong đó có Thị Mầu là con gái của một trưởng giả giàu có. Khi Thị Mầu ăn nằm và có thai với người đầy tớ, nàng đã khai đó là con của Thị Kính để che giấu sự thật. Thị Kính lại tiếp tục mang nỗi oan khuất buộc lòng ra tu hành ngoài cổng chùa. Sau đó vì tấm lòng lương thiện, tiếp tục nhận nuôi đứa con trai bị Thị Mầu bỏ tại cổng chùa.
Sau 3 năm, Thị Kính bị bệnh chết và khi đó mọi nỗi oan khuất của Ngài mới được hóa giải. Sau khi chết, Thị Kính hồi sinh thành Quan âm Bồ Tát tiếp tục con đường cứu khổ, cứu nạn chúng sinh.
2. Phật bà Quan âm Bồ tát có thật hay không?
Trong Kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy thì Phật Quan âm không được công nhận về sự tồn tại nhưng cũng không phủ nhận. Tuy nhiên, trong kinh điển Đại Thừa và quan niệm của đa số Phật tử, Phật Quan âm Bồ tát lại được cho là có thật và mang nhiều quyền năng trong Phật giáo.
Mặc dù là 2 kinh điển, nhưng kinh điển Phong thủy và kinh điển Đại Thừa bù trừ và không xung đột về các quan điểm Phật giáo. Sẽ luôn có vị Phật xuất hiện phổ độ cho chúng sinh trên con đường tu hành và hướng họ đến con đường giác ngộ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Phật Quan âm Bồ tát là tùy duyên, và phụ thuộc vào tâm thức của mỗi người khác nhau. Bởi Phật Quan âm có thể hiện thân trong nhiều hình hài khác nhau, chỉ với một mục đích là giúp người qua khỏi ải khổ đau, hoạn nạn.Nhưng ngay khi Phật Quan âm Bồ tát bị phát hiện tung tích sẽ lập tức ẩn thân hoặc nhập để tránh việc làm rối loạn lòng người.
Ngoài ra, cũng có nhiều tương truyền rằng Quan thế âm Bồ Tát thường xuất hiện trong giấc chiêm bao hoặc cơn thiềm định của nhiều hành giả.
Khi tu Phật và thờ phụng Phật Quan âm, chúng ta nên có niềm tin vào quyền năng và sự hiện diện mọi lúc mọi nơi của Ngài. Vì khi đó, chúng ta mới tìm thấy được sự giác ngộ và không bị sa ngã vào con đường tội lỗi. Phật tại tâm là quan niệm được Phật giáo chỉ dẫn. Trong lòng có Phật thì Đức Phật sẽ xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta.
3. Phật Quan thế âm Bồ tát là nam hay nữ?
Tại các nước Phương Đông, Phật Quan thế Âm Bồ tát thường được diễn tả dưới hình ảnh là một nữ nhân. Các sự tích về Quan âm như Diệu Thiền hay Thị Kính, các kiếp luân hồi của Phật Quan âm cũng là nữ giới. Trong tín ngưỡng Phật giáo tại Việt Nam, Phật Quan âm Bồ tát với hiện thân là nữ nhân nhẹ nhàng, thanh thoát mang tấm lòng nhân từ, bác ái, cứ dộ chúng sinh. Vì vậy, đa phần tượng Quan thế âm Bồ tát được thờ phụng dưới dạng hiện thân là nữ.
Phật bà Quan âm với hiện thân nữ nhân
Tuy nhiên, trong kinh điển Phật giáo, Quan thế Âm bồ tát có thể hiện thân trong mọi hình dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh.Phật Quan Thế Âm Bồ Tát không chỉ là nữ thân mà ẩn mình trong vô số thân. Ngoài ra, trong quan điểm của Phật giáo, cho rằng không phân biệt nam hay nữ. Bởi vậy, đạo Phật không cho rằng thần các vị Phật có giới tính nam hay nữ và sự sinh sản. Do đó,Phật Quan thế âm Bồ tát là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong phong thủy Phật giáo.
4. Hình tượng Quan thế âm bồ tát
Hình tượng Quan thế âm Bồ tát thường được khắc họa là người phụ nữ với nét mặt nhân hậu, dáng người thanh thoát và nhẹ nhàng. Tay Phật bà Quan thế âm Bồ tát thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ có nhành liễu. Khi cứu độ, Ngài thường dùng nhành liễu rẫy, gieo phước lành và cứu rỗi nhân gian.
Phật quan âm Bồ tát thường được khắc họa dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Phật Quan âm tọa lạc trên đài sen hay là một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Đôi khi, lại có hình ảnh Phật Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, hoặc có theo một đồng tử theo hầu.
Phật bà Quan âm tọa lạc trên đài sen
Đối với mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh Phật quan âm Bồ tát được ví như người mẹ hiền từ, bao dung. Dưới chân người mẹ hiền Quan thế âm, chúng sinh được che chở và bảo vệ.
5. Ý nghĩa của việc thờ phụng tượng Phật Quan thế âm Bồ tát
Trong tín ngưỡng thờ cúng của Người Viêt, thờ tượng Phật Quan âm tại gia, trên bàn làm việc hay trong xe ô tô sẽ mang lại bình an, thanh tịnh trong tâm hồn. Với khuôn mặt được khắc hoạ hiền lành, dễ chịu, tượng Phật Quan âm cũng khiến những ai nhìn vào tự giác ngộ, tránh khỏi thói sân si, tham vọng, vun đắp tấm lòng từ bi, hỷ xả trong mỗi con người.
Tượng Phật Quan âm Bồ tát được cho rằng mang đến không gian có năng lượng tích cực,thúc đẩy con đường sự nghiệp của gia chủ được rộng mở. Năng lượng mà tượng Phật Quan âm Bồ tát toả ra sẽ giúp gia chủ tịnh tâm, hướng đến những điều tốt đẹp, an lành. Dẫn dắt con người đi theo con đường thiện lương, tránh có quyết định sai lầm trong sự nghiệp.
Nhiều người có suy nghĩ và quan niệm rằng chỉ cần thờ phụng tường Phật Quan âm Bồ tát đều được Ngài độ.Tuy nhiên, chỉ những ai thành tâm cầu nguyện, tâm hướng thiện và có mong muốn chính đáng thì mới được Ngài độ trì và cứu giúp.
6. Những lưu ý khi thờ tượng Phật Quan âm Bồ tát
Thờ tượng Phật Quan âm bồ tát là một trong những tín ngưỡng phong thuỷ của nhiều tín đồ Phật tử tại Việt Nam.Tuy nhiên khi thờ tượng Phật Quan âm Bồ tát cần lưu ý một số điều và tránh phạm phải những sai lầm khiến suy giảm độ linh thiêng của tượng Phật và không mang lại may mắn cho gia chủ.
Về bàn thờ tượng Phật Quan âm, cần đặt bàn thờ tại nơi cao ráo nhất trong nhà. Hướng tốt nhất để thờ tượng Phật Quan âm là hướng tượng về hướng cửa chính. Các hướng phong thuỷ trong thờ tượng Phât Quan âm là hướng Đông, Đông Nam và hướng Bắc. Những hướng này được cho là mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
Tuyệt đối không để tượng Phật Quan âm dưới đất hay dùng chổi quét khi tượng Phật Quan âm không may đổ vỡ. Khi đó, hãy dùng tay nhặt các mảnh vỡ gói trong mảnh vải và mang lên chùa làm công quả.
Tránh hướng Phật quan âm vào những không gian được cho là không thanh tịnh, như nhà tắm, vệ sinh, phòng ngủ, phòng ăn. Đây được xem là những nơi không sạch sẽ và mạo phạm Phật Quan âm.
Tuyệt đối không thờ Phật bà Quan âm hoặc đặt Phật bà Quan âm với các tượng thánh, Quan công hay Thổ dịa. Có thể đặt tượng Phật Quan âm Bồ tát với các Vị Phật khác nhưng nên thờ theo số lượng số lẻ và không quá nhiều tượng Phật trên cùng một không gian thờ cúng.
Nên dâng hoa, trái cây và giữ hương nhan không lạnh lẽo trên bàn thờ Phật Quan âm Bồ tát. Một ngày nên chỉ được cúng đồ chay, tươi sạch lên bàn thờ Phật Quan âm. Tuyệt đối không cúng đồ mặn, và nên kiêng ăn thịt chó, thịt trâu khi thờ phụng Phật Quan âm. Bởi đây là những loài vật thân thiết và được xem là bạn của loài người.
Cuối cùng, nên lau dọn bàn thờ Phật Quan âm Bồ tát sạch sẽ và thường xuyên thay lư hương, bình hoa. Nên thắp hương nhiều hơn 2 lần mỗi ngày. Quan trọng nhất trong thờ phụng tượng Phật Quan âm Bồ tát vẫn là thành tâm và hướng thiện. Nên gia chủ phải thành tâm thờ phụng, không được để bàn thờ tượng Phật bà Quan âm có bụi bặm và nhan khói lạnh lẽo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!